(0 Đánh giá)
Hồ Suối Vàng
Hồ Đan Kia - Suối Vàng nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 17km về hướng tây-bắc. Sông Đạ Đờng (Đa Dâng, Da Deung; ở hạ lưu gọi là sông Đồng Nai) bắt nguồn gần đỉnh núi Chư Yan Kao (2006m) thuộc xã Đạ Long, huyện Lạc Dương.
Sau khi hợp lưu với suối Da Lien Deur về phía tả ngạn, sông Đạ Đờng đổ vào hồ Đan Kia (Đăng Kia, Dangkia, Dankir, Dankia) rộng 2,2km2 và hồ Suối Vàng (hồ Ankroet) rộng 0,28km2, rồi xuôi vào Nam.
Trước năm 1919, trên cao nguyên Lang Biang có nhiều buôn của người Lạch (Lac, Lat, M’Lates) và người Chil (Chin, Cil), buôn lớn nhất là buôn Đan Kia ở ven sông Đạ Đờng.
Trên bản đồ Đông Dương in trong hồi ký của Toàn quyền Paul Doumer không thấy ghi Dalat nhưng có địa danh Dangkia.
Đan Kia xuất phát từ Dang Ja có nghĩa là đồi cỏ tranh.
Chiều ngày 21-6-1893, sau khi đến khu vực Đà Lạt hiện nay, bác sĩ Alexandre Yersin đã vượt sông Đạ Đờng, đến Đan Kia và ngủ lại đêm ở đây rồi trở về Riong (thuộc huyện Lâm Hà ngày nay).
Nhận được thư riêng của Doumer, ngày 19-7-1897, bác sĩ Yersin viết thư giới thiệu cao nguyên Lang Biang để thành lập nơi nghỉ dưỡng.
A. Berjoan, c&ˆng sứ – thị trưởng Đà Lạt, cho biết cụ thể nơi nghỉ dưỡng là Đà Lạt – Đan Kia.
Theo bác sĩ Etienne Tardif, bác sĩ Alexandre Yersin đã đề nghị Đan Kia.
Từ tháng 10 năm 1897, Doumer cử một phái đoàn quân sự nghiên cứu tìm một con đường dễ dàng nhất đi từ Nha Trang lên cao nguyên Lang Biang. Phái đoàn đặt dưới sự chỉ huy của đại uý pháo binh Thouard.
Sau một thời gian dựng lều sống bên bờ suối Cam Ly, đoàn trú ngụ tạm thời ở Đan Kia. Ở Đan Kia, phái đoàn được thuận lợi là ở trung tâm của toàn vùng, rất tiện cho việc vẽ bản đồ và đổi vật dụng để lấy lương thực.
Sau 11 tháng khảo sát, vào tháng 9 năm 1898, phái đoàn trở về lại vùng biển, chỉ để Missigbrott ở lại, lập một vườn rau và chăn nuôi một ít gia súc. Đây là bước đầu của nông trại Đan Kia.
Năm 1898, một trạm nông nghiệp và một trạm khí tượng được thiết lập ở Đan Kia. Trạm nông nghiệp có diện tích 16,6706ha, trồng thử nghiệm nhiều giống rau, hoa, cây ăn trái, cây lương thực, cây công nghiệp và nuôi bò, cừu.
Ngày 8-6-1899, bác sĩ Tardif tháp tùng đại úy Guynet lên Lang Biang.
Năm 1909, trạm khí tượng được chuyển từ Đan Kia về Đà Lạt. Ở Đan Kia chỉ còn một nông trại nuôi bò và cừu cung cấp sữa, bơ và phó-mát cho các khách sạn và dân cư ở Đà Lạt.
Thỉnh thoảng, những đoàn du khách dùng ngựa hay kiệu đi từ Đà Lạt đến Đan Kia, thăm buôn Beneur, thác Ankroet, rồi leo núi Lang Biang hay mạo hiểm đi ngang qua vùng săn bắn, đến hồ Lak, Buôn Ma Thuột.
Ngày 6-1-1916, tỉnh Langbian được thành lập, vùng Đan Kia nằm trong tỉnh Langbian.
Ngày 31-10-1916, trung tâm đô thị Đà Lạt được thành lập, vùng đất còn lại của tỉnh Langbian thuộc tỉnh Đồng Nai Thượng.
Tháng 10 năm 1942, nhà máy thủy điện Ankroet (Suối Vàng) được khởi công xây dựng. Đập nước Suối Vàng có đáy rộng 8m, cao 12m, dài 150m. Đường hầm dài 510m. Nhà máy có 2 tổ máy 500 mã lực, công suất: 1.200kW. Kinh phí: khoảng 1.700.000 đồng.
Năm 1944, A. Berjoan đã viết trong tạp chí Indochine (Đông Dương) bài Ankroet, khu du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm chăn nuôi và trồng trọt:
“…Cảnh quan thung lũng sông Đạ Đờng rất hấp dẫn. Những ngọn đồi rất xanh với những cụm rừng thông bao quanh dòng sông, thác nước, mở một con đường về hướng tây. Rất khó diễn tả sự hài hòa của cảnh quan có thể so sánh với phong cảnh tuyệt mỹ nhất của núi Alpes hay Pyrénées.
Nhà máy thủy điện Ankroet
Vietnam Discoveries.
ˆ
Dalat